Tin nóng 24h: Bão số 12 và cuộc di tán lịch sử chưa từng có trong gần nửa thế kỉ

Tin nóng 24h: Hội nghị trực tuyến với 10 tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận để ứng phó bão số 12, tên quốc tế là Damrey – Con Voi. Cơn bão này được đánh giá ở cấp độ 4, không chỉ siêu mạnh mà sẽ gây mưa rất lớn. Các tỉnh miền Trung đang gồng mình chống bão.

Không được chủ quan!

Tại hội nghị, asianstar.info cập nhật Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai cho biết bão số 12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 4 tỉnh là Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định từ đêm 3-11 đến ngày 5-11.

Tâm bão dự báo sẽ quét qua tỉnh Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135 km/giờ), giật cấp 15. Dự báo bão sẽ cập bờ từ 4 giờ đến 6 giờ sáng nay (4-11). Từ tối 3-11 đến ngày 5-11, mực nước các sông ở khu vực này sẽ đạt và vượt báo động cấp 3.

tin nóng 24h
Mưa to kèm gió giật mạnh cấp 7, 8 từ rạng sáng nay khiến nhiều công trình, biển hiệu trong TP bị đổ sập.

Các thông tin nóng 24h về bão số số 12 – bão Damrey “Cơn bão chỉ xếp sau mức độ thảm họa. Điều đáng nói là trước đó, khu vực này đã ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn. Các địa phương không được chủ quan” – ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban Phòng chống thiên tai, chỉ đạo.

Theo Bộ trưởng, phải đặc biệt chú ý bảo đảm tàu thuyền và người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Xác suất vỡ hồ đập cũng phải được tính đến vì nhiều hồ đập xuống cấp. Các vùng bị ngập lụt sẽ nhiều hơn nên nếu không tính kỹ sẽ thiệt hại lớn. “Cả hệ thống chính trị cần phải vào cuộc. Cần chuẩn bị các phương án ở đâu xảy ra chuyện gì thì phải có mặt kịp thời xử lý” – bộ trưởng yêu cầu.

tin nóng 24h
Quảng Nam: Xe tải chở 20 tấn thức ăn bị lật

Thiếu tướng Ngô Quý Đức, Phó Tư lệnh Quân khu V, cho biết đã chỉ đạo các lực lượng quân đội ở địa phương huy động trên 44.000 quân nhân, dân quân tự vệ hiệp đồng với 30 đơn vị khác của Bộ Quốc phòng với 12.000 người, cùng với hàng trăm ô tô, ca nô… sẵn sàng cơ động 24/24 để giúp nhân dân. “Trên địa bàn có 168 hồ đập, trong đó 75 hồ đập thủy điện có nguy cơ sạt lở. Đề nghị các tỉnh phải cơ động sơ tán người dân, không nên chủ quan. Nếu xảy ra sự cố vỡ hồ sẽ thiệt hại rất lớn” – Thiếu tướng Đức đề nghị.

Không để người dân nào gặp nguy hiểm

Trong ngày 3-11, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành công điện khẩn chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, TP, thị xã trên địa bàn tỉnh thực hiện các giải pháp cụ thể và chủ động ứng phó với tình hình bão số 12 và mưa lũ, không để ảnh hưởng đến tính mạng của người dân và các hoạt động của Hội nghị Cấp cao APEC.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh này đã yêu cầu Công ty CP Thủy điện Đắk Mi điều tiết, đưa mực nước hồ chứa về mực nước đón lũ là 251 m; Công ty Thủy điện Sông Bung điều tiết đưa mực nước hồ chứa về mực nước đón lũ là 214,3 m trước 5 giờ ngày 4-11.

Tại Bình Định, dù bão số 12 chưa vào nhưng bước đầu tỉnh đã có những thiệt hại đáng kể. Lũ đã cuốn trôi bà Nguyễn Thị Thu Tâm (50 tuổi, nhân viên Trạm Quản lý Thủy nông đập Thạnh Hòa, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn); làm sạt lở kè Suối Tem, làng T2 xã Bok Tới, huyện Hoài Ân và đường liên xã Canh Thuận – Canh Liên, huyện Vân Canh. Thiệt hại ước tính 500 triệu đồng.

Mưa lớn mấy ngày qua khiến nhiều sông ở tỉnh này đã vượt báo động II, báo động III; 8 hồ chứa đã đầy nước, 56 hồ chứa xuống cấp không cho phép trữ đầy nước. Tỉnh đã cấp 150.000 bao cát cho các huyện để gia cố các tuyến đê, kè xung yếu; cho học sinh nghỉ học; 7.600 các tàu trú ẩn an toàn trong đó 1 tàu bị hỏng máy đang được lai dắt.

tin nóng
Người dân ở Nha Trang tránh bão

Trong khi đó, ở Khánh Hòa, chỉ trong ngày 3-11, tại thị xã Ninh Hòa đã có đến 4 người chết và mất tích. Nhiều năm nay, tỉnh này không bị bão tấn công nên chính quyền rất lo người dân chủ quan. Để giảm tối đa thiệt hại, tỉnh tập trung cho việc tuyên truyền không chỉ qua báo đài mà còn qua hệ thống tin nhắn của các nhà mạng để người dân chủ động ứng phó, sơ tán về nơi an toàn.

Tại tỉnh Phú Yên, ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết đã chỉ đạo các thủy điện trên địa bàn xả lũ xuống dưới mực nước đón lũ ở các hồ chứa nhằm hạn chế lực xả nước xuống hạ du khi lũ đến. Đến tối 3-11, hai thủy điện Sông Hinh và Sông Ba Hạ đã nâng mức xả lũ lên 3.200 m3/giây. Lãnh đạo Thủy điện Sông Ba Hạ cho biết dự kiến lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Ba đổ về sẽ tương đương với trận lũ lịch sử năm 2009 làm hơn 80 người chết ở tỉnh Phú Yên. Khả năng thủy điện này phải xả lũ với lưu lượng 10.000 m3/giây trong những ngày tới.

Trong chiều 3-11, triều cường kết hợp với sóng biển dâng cao đã cuốn phăng một đoạn kè dài của kè xóm Rớ, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa. Ông Thế lo lắng khi bão vào, sóng biển tiếp tục dâng cao sẽ uy hiếp công trình kè biển đang bảo vệ cho hơn 500 hộ dân ở đây.

Thị sát công tác chuẩn bị ứng phó với bão lũ tại khu vực kè xóm Rớ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo phải bảo đảm an toàn, không để xảy ra sự cố hồ đập cũng như an toàn cho người dân. “Không được để một người dân nào gặp nguy hiểm khi bão lũ đến” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

tin nóng
Phú Yên: 2 giờ sáng mất điện trên diện rộng. Một số vùng buộc phải cắt điện để đảm bảo an toàn. Có những vùng mưa lớn, những vùng úng trũng nguy cơ bị chia cắt.

Trong ngày 3-11, tỉnh Ninh Thuận thành lập nhiều đoàn công tác về các huyện trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống bão số 12. Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, tỉnh này đã đưa trên 2.200 tàu vào nơi an toàn và 347 chiếc trên biển di chuyển vào khu neo đậu. Tuy vậy, tỉnh này còn 1 chiếc với 7 ngư dân chưa liên lạc được đang đề nghị các tỉnh hỗ trợ.

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bình Thuận, đến chiều 3-11, toàn bộ số tàu thuyền toàn tỉnh là gần 7.400 chiếc/39.772 lao động đã vào nơi trú bão an toàn. Hàng trăm hộ dân tranh thủ thu hoạch thanh long để tránh thiệt hại khi bão đổ bộ. Riêng tại huyện đảo Phú Quý, các tàu vận tải từ Phú Quý đi TP Phan Thiết và ngược lại đã được yêu cầu ngưng hoạt động. Huyện này cũng đã tích trữ đủ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết trong thời gian bão vào.

Ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã điều động tàu SAR 413 từ Côn Đảo về đã neo thường trực tại khu vực vùng phao số “0” để chủ động, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển khi có tình huống sự cố, tai nạn xảy ra.

Loading...

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng: “Không thể chủ quan vì kinh nghiệm ứng phó thiên tai của người dân và lãnh đạo các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ chưa nhiều. Khi cơn bão đến thiệt hại không nhiều nhưng hoàn lưu bão gây mưa có thể gây thiệt hại rất lớn. Phải giảm thiểu thiệt hại tính mạng và của cải cho người dân”.

tin nóng
Bão số 12 có bán kính ảnh hưởng rất rộng, trải rộng từ Trung Bộ kéo vào đến phía Bắc Đông Nam Bộ

Chạy đua sơ tán dân

Theo số liệu của các tỉnh đưa ra thì đợt sơ tán để tránh bão số 12 là cuộc sơ tán lịch sử. Chỉ riêng 5 tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận phải sơ tán trên 95.700 hộ dân với trên 426.000 người.

Đến chiều 3-11, tỉnh Khánh Hòa đã sơ tán trên 4.000 người trong khi theo kế hoạch dự kiến sơ tán trên 33.300 hộ với trên 133.000 người. Tương tự, tỉnh Phú Yên dự kiến sơ tán gần 22.400 hộ với trên 85.000 người nhưng đến chiều cùng ngày chỉ mới sơ tán trên 4.000 hộ với 18.000 người. Ở Bình Định, dự kiến sơ tán trên 13.000 hộ với trên 93.000 người. Ở Ninh Thuận, theo kế hoạch sơ tán trên 18.000 hộ với gần 80.000 người. Tỉnh Bình Thuận đã sơ tán hơn 9.000 hộ với trên 35.000 người.

tin nóng
12.000 bộ đội vào vị trí, HS nghỉ học

Tưởng niệm nạn nhân bão Linda 1997

Ngày 3-11, tại cửa biển Khánh Hội, huyện U Minh, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong trong trận bão số 5 (bão Linda) năm 1997.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết bão Linda đi qua đã để lại những thiệt hại nặng nề về người và của. Bão làm cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh bị ngưng trệ, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn cùng hàng loạt hệ lụy khác.

Đúc kết kinh nghiệm từ cơn bão Linda, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền phải làm tốt công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ. Trong đó, lấy phòng ngừa là chính; lấy nhân dân, chính quyền địa phương làm trung tâm, cùng nhau vượt qua những thách thức ngày càng to lớn, khắc nghiệt hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu mà Cà Mau là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ngày 2-11-1997, bão Linda đổ bộ vào các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ khiến 778 người chết (Cà Mau chết 128 người), 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương, 107.892 căn nhà bị sập, tổng thiệt hại về vật chất 7.200 tỉ đồng.

Loading...

"Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia chơi theo các bài viết chúng tôi chia sẻ."