Tinh hoa Bắc bộ vướng lùm xùm “đạo nhái” vở diễn của Việt Tú

Vụ việc “Tinh hoa Bắc bộ” vướng vào lùm xùm đạo nhái vở diễn của Việt Tú, theo đó vở diễn này sở hữu nhiều nét tương đồng cùng với vở kịch.

Loading...

Đã hơn một năm trôi qua nhưng scandal về sự giống nhau giữa vở diễn “Thuở ấy xứ Đoài” và “Tinh hoa Bắc bộ” vẫn là một đề tài gây tranh cãi lớn với giới chuyên môn cũng như khán giả theo dõi. Là những tên tuổi uy tín hàng đầu, nhận được sự tôn trọng của giới làm nghề, với sự thống nhất rằng các vấn đề tranh chấp hợp đồng giữa nghệ sĩ với chủ đầu tư sẽ được phân định bởi pháp luật, nhưng cần lên tiếng dưới góc độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để tránh các sự việc tương tự tái diễn trong giới làm nghề.

Tinh hoa Bắc bộ

Lý do khiến Việt Tú nói đến “đạo nhái và chộp giật trong nghệ thuật” cũng là xuất phát từ những “tố cáo” trước đó của anh rằng, “Tinh hoa Bắc Bộ” sử dụng lại toàn bộ “hệ sinh thái” và thiết kế cảnh quang của vở “Thuở ấy xứ Đoài”, từ chất liệu văn học, không gian hiện hữu với cây cối, nhà Thủy đình cho đến toàn bộ số nông dân do anh huấn luyện…

Không khó để nhận ra hai vở diễn này cùng diễn ra trên một hồ nước nhân tạo rộng hơn 3.000 m2, mà nền tảng sân khấu thực cảnh cũng giống nhau. Đường đi trên mặt hồ gần như không thay đổi. Những rặng tre thấp thoáng gần xa cũng giống nhau. Đặc biệt, cả hai vở đều gây ấn tượng với chi tiết thủy đình nặng 10 tấn, vốn ở độ sâu 10 m dưới đáy hồ từ từ hiện lên trên mặt nước. Ngoài ra “Tinh hoa Bắc Bộ” còn sử dụng lại diễn viên là nông dân trong vở “Thuở ấy xứ Đoài” do Việt Tú dàn dựng. Cả hai vở cùng có câu chuyện văn hóa dân tộc, trong đó có rối nước và thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Mỗi đạo diễn có một kiểu đường tuyến riêng, được ví như một ADN về cá tính sáng tạo. Vì thế, khi xem vở “Tinh hoa Bắc bộ” của Phạm Nhật Nam, bằng con mắt nghề nghiệp của một đạo diễn múa, cô nhận thấy “chữ ký” rõ rệt của đạo diễn Việt Tú về thói quen cũng như cá tính trong dàn dựng của anh.

Theo tin ngôi sao, cốt lõi của Vở diễn thực cảnh là cảnh thật, người thật, cảm xúc thật, kết hợp với sự sắp xếp bố trí khéo léo mang tính nhân tạo của người đạo diễn. Vì thế việc đào hồ, đắp núi tạo ra sân khấu để sân khấu ấy hoà hợp với thiên nhiên ra sao, câu chuyện truyền thống được kể như nào chính là nhận diện của vở diễn. Điều khác nhau giữa hai vở này, trong nghề chúng tôi gọi là các chi tiết và thủ thuật “đắp vào cởi ra”, nó là cái áo bên ngoài, không phải những yếu tố mang tính tinh thần cốt lõi.

Loading...