Top 4 nữ hoàng nhạc bolero được khán giả người Việt cực kỳ yêu thích

Bolero hay còn gọi là nhạc trữ tình quê hương, là một trong những dòng nhạc phổ biến và quen thuộc với công chúng yêu nhạc Việt Nam trong suốt hàng chục năm qua. Bằng sự mộc mạc, giản dị trong giai điệu và vẻ đẹp thăng hoa trong ngôn từ, bolero đã len lỏi tới mọi ngóc ngách, chiếm lĩnh trái tim của hàng triệu khán giả. Có lẽ vì những lý do đó mà trong thời đại hiện nay – thời kỳ được ví von như là sự lên ngôi của các dòng nhạc hiện đại mang đậm chất phương Tây, bolero ở Việt Nam vẫn tồn tại, thậm chí phủ sóng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trên khắp các sân khấu lớn nhỏ, nhạc bolero liên tục được vinh danh và trân trọng. Điều này chứng tỏ bolero vẫn có chỗ đứng riêng bởi sự đồng điệu sâu sắc với nhiều thế hệ và tầng lớp khán giả.

Mỗi dòng nhạc đều có những “nữ hoàng” của riêng nó, đó là những ca sĩ có thể thực hiện một cách đỉnh cao các kỹ thuật khó riêng của từng dòng nhạc, đồng thời cũng là người sở hữu những giọng hát không thể thay thế. Nếu như nhạc soul có Aretha Franklin, nhạc jazz có Nina Simone, Ella Fitzgerald, nhạc blues có Etta James, nhạc r&b có Mariah Carey, Whitney Houston, Beyonce, Toni Braxton… thì dòng nhạc bolero ở Việt Nam cũng có những tài năng ưu tú và xinh đẹp, được nhiều người yêu thích. Đó chính là Hương Lan, Như Quỳnh, Phi Nhung và Lệ Quyên.

Như Quỳnh

Như Quỳnh sinh năm 1970, cô là một trong những ca sỹ hải ngoại được yêu thích vì tiếng hát thanh trong, cao vút. Tên tuổi của Như Quỳnh gắn liền với dòng nhạc trữ tình và những bài hát buồn như “Chuyện hoa sim”, “Nỗi buồn Châu Pha”, “Chuyện tình người thiếu nữ tên Thi”Như Quỳnh bắt đầu sự nghiệp ca hát khi tham gia cuộc thi Tiếng hát Truyền hình 1991. Năm đó, cô đoạt giải Đặc biệt với số điểm cao tuyệt đối mà chưa có thí sinh nào ở tất cả mùa giải về sau có thể phá được.

Anh 4

Ngoài giọng hát ngọt lịm đầy nữ tính và vẻ đẹp đằm thắm đậm chất truyền thống, Như Quỳnh còn sở hữu cách điều khiển hơi rất lạ, nhiều chữ bị ngắt ra tưởng chừng như sắp đứt hơi, nhưng thực chất lại kéo dài vô tận. Mỗi lần Như Quỳnh cất giọng, tiếng hát và khả năng chuyển giọng rất khéo của nữ ca sĩ như gợi đến một tấm lụa mỏng manh màu hồng phấn, khiến bao thế hệ khán giả ngây ngất và đắm chìm trong từng giai điệu.

Phi Nhung

Dù chỉ hoàn toàn do năng khiếu mà Phi Nhung giờ đây đã đến với những sinh hoạt ca nhạc Việt Nam ở hải ngoại và cả ở Việt Nam nhờ giọng hát trong sáng và vững vàng của cô mặc dù khả năng nhạc lý chỉ ở mức sơ đẳng. Cô là nữ ca sĩ mang hình ảnh quê hương Việt Nam bằng lời ca tiếng hát giới thiệu ra toàn cộng đồng thế giới. Phi Nhung có một giọng hát cao, hơi khàn rất riêng nhưng ấm và trong trẻo cùng dáng người nhỏ nhắn thướt tha chân chất rất Việt Nam nhưng nét lai Tây hiện đại xinh xắn trên gương mặt chính là điểm nhấn đặc biệt và ấn tượng.

Anh 7

Nhiều người bắt đầu yêu mến Phi Nhung sau khi nghe cô thể hiện nhạc phẩm song ca “Sông Quê 1” cùng với nam ca sĩ nổi tiếng Thái Châu tại Hollywood Night 15 và sau đó cô đã có một CD đầu tay góp giọng chung với hai ca sĩ lớn là Tuấn VũMỹ Huyền. Ít lâu sau, Phi Nhung được lựa chọn kết hợp song ca cùng nam ca sĩ Mạnh Quỳnh. Sự hòa hợp trong giọng hát của cả hai đã làm nên một cặp đôi “người tình âm nhạc” được nhiều người hâm mộ tại thị trường âm nhạc hải ngoại.

Lệ Quyên

Ngay từ khi khởi nghiệp vào đầu thập niên 2000, Lệ Quyên đã được biết đến bởi cách hoạt động nghệ thuật nghiêm túc cho dòng nhạc xưa và được mệnh danh là “nữ hoàng phòng trà”. Thành công với thể loại nhạc trẻ nhưng đến năm 2010, khi cho ra mắt album “Khúc tình xưa” với những ca khúc vang bóng một thời, Lệ Quyên được xem như một trường hợp “ngoại lệ” của dòng nhạc Bolero.

Anh 14

Chất giọng trầm khàn, cột hơi đoản những tưởng rất khó để Lệ Quyên chinh phục được nhạc xưa vốn ngọt ngào êm ái. Và đúng như dự đoán, khi mới nghe lần đầu những ai đã yêu và quá quen với các ca sĩ khác hát nhạc xưa sẽ khó chấp nhận được cách hát của cô nhưng càng nghe lại càng thấy “nghiện” bởi cách hát của Lệ Quyên khá lạ – “sến” vừa phải với những nốt rung, ngân nga càng nghe càng thấy cảm xúc.

Loading...

Hương Lan

Không những sở hữu một giọng hát ngọt lịm, cực kì giàu âm sắc, Hương Lan còn là con của cố nghệ sĩ cải lương Hữu Phước, nên ngay từ nhỏ bà đã được cha “truyền nghề” để có những kĩ thuật điêu luyện. Bằng chứng là khả năng điều khiển làn hơi của bà gần như vô địch. Những câu hát dài ngót nghét 20 giây điển hình của dòng nhạc cải lương không hề gây khó dễ cho nữ danh ca.

Anh 2

Được mệnh danh là “thần đồng âm nhạc” từ lúc lên 10 tuổi, sau hơn 50 năm tham gia nghệ thuật, danh ca Hương Lan không chỉ là giọng ca được khán giả khắp nơi mến mộ mà còn là một “tượng đài” to lớn trong lòng những nghệ sĩ trẻ đang theo đuổi dòng nhạc quê hương và trữ tình.

Những năm 70, 80 của thế kỉ 20, người ta thi nhau mua các đĩa than có sự góp giọng của nữ danh ca Hương Lan và mê mẩn với những ca khúc về quê hương, về cha mẹ và những mối tình lãng mạn mà bà đã thể hiện. Những ai đã từng nức nở với giọng ca của Hương Lan trong những bài hát mang âm hưởng dân ca “Sa mưa giông”, “Còn thương rau đắng mọc sau hè” hay “Chiếc áo bà ba” chắc hẳn cũng đã thuộc nằm lòng và vô cùng yêu thích những ca khúc nhạc trữ tình như “Chuyện hợp tan”, “Mai lỡ mình xa nhau”, “Không bao giờ quên anh”, “Nỗi buồn hoa phượng”…. Giọng hát của Hương Lan mang âm hưởng dân ca Nam bộ pha lẫn cái “sến” rất đặc trưng của dòng nhạc bolero, vậy nên nó khác lạ với tất cả những ca sĩ hát bolero trước đó. Chính điều ấy đã làm nên “thương hiệu” Hương Lan không thể trộn lẫn với bất kỳ ca sĩ nào.

Loading...